Có sự nhầm lẫn lớn giữa “trường tư thục” và “trường quốc tế”

Theo ngành chức năng cho biết “theo quy định hiện hành, không có tên gọi là trường quốc tế”, thì dư luận đang đặt ra rất nhiều câu hỏi xung quanh hoạt động của loại hình trường có yếu tố nước ngoài, trường tư thục gắn mác “quốc tế”.

Tại TPHCM, chưa có con số thống kê cụ thể về các trường tự phong “quốc tế”, cũng chưa có khảo sát chất lượng các trường này, nhưng nhiều người từng làm giáo dục khẳng định là có tình trạng danh xưng “trường quốc tế” được áp dụng tràn lan. Tuy nhiên, cho con mình học ở đâu và có bị nhầm lẫn bởi cái mác “quốc tế” hay không vẫn nằm ở sự tỉnh táo của phụ huynh.

67430479-1321614384672674-3597760736534724608-n-1692509192.jpg
Tập đoàn giáo dục quốc tế Nam Việt có hệ thống trường học từ tiểu học đến THCS, THPT mang tên Nam Việt. Trong đó, các trường THCS-THPT chỉ mang tên Nam Việt, còn các trường tiểu học thì lấy tên “Trường tiểu học quốc tế Nam Việt”. Tình trạng phụ huynh “nhầm lẫn” hay bị “mờ mắt” với danh xưng “trường quốc tế” không phải là phổ biến.

Tập đoàn giáo dục quốc tế Nam Việt có hệ thống trường học từ tiểu học đến THCS, THPT mang tên Nam Việt. Trong đó, các trường THCS-THPT chỉ mang tên Nam Việt, còn các trường tiểu học thì lấy tên “Trường tiểu học quốc tế Nam Việt”. Giải thích về chữ “quốc tế” trong tên của trường, ông Nguyễn Đức Quốc, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn giáo dục Nam Việt khẳng định: trường không phải là trường quốc tế, mà chỉ giảng dạy theo chuẩn quốc tế, từ chương trình học, cơ sở vật chất đến quy trình quản lý học sinh. Phụ huynh khi đến trường tìm hiểu chỗ học cho con, được nhà trường tư vấn rất kỹ về chương trình dạy, sự tham gia của giáo viên nước ngoài cùng mức học phí và các chi phí phát sinh. Đa số phụ huynh không quyết định cho con học ở lần đầu tiên tìm hiểu trường, mà đều tham khảo thêm các cơ sở khác, cân nhắc, bàn bạc và trở lại tìm hiểu nhiều lần nữa rồi mới quyết.

Tình trạng phụ huynh “nhầm lẫn” hay bị “mờ mắt” với danh xưng “trường quốc tế” không phải là phổ biến. Chuẩn ở đây là chuẩn về cơ sở vật chất, giáo trình, đội ngũ giảng dạy. Trường quốc tế thì phải có yếu tố đầu tư nước ngoài. Còn ở đây là trường của Việt Nam mình, mình đầu tư theo mô hình chuẩn” - ông Nguyễn Đức Quốc cho biết.

67492891-1321614411339338-6075487336206958592-n-1692509301.jpg

Trên thực tế, tình trạng trường gắn mác “quốc tế” khiến phụ huynh nhầm lẫn để dễ tuyển sinh, dễ thu học phí cao vẫn xảy ra ở TPHCM. Nhân viên tư vấn của những trường này cũng khẳng định hoặc lập lờ cho biết, đó là trường quốc tế hoặc trường áp dụng chuẩn quốc tế.

Chị Bích Ngọc ở Quận 1, TPHCM kể rằng, con chị đang học lớp 6 và từ lớp 1 đến giờ bé đều học ở một trường “quốc tế” gần nhà. Ban đầu chị cũng đi khắp các trường để tìm hiểu môi trường học tập, quy trình quản lý học sinh, chương trình giảng dạy, các chứng chỉ của trường rồi mới quyết định. Chị Bích Ngọc cũng thẳng thắn cho biết, khi phụ huynh đã chọn trường tư thục, trường có yếu tố nước ngoài như: vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài đứng ra lập trường, giảng dạy theo chuẩn quốc tế, theo giáo trình nước ngoài đã được công nhận và nhượng quyền tại Việt Nam… thì chắc chắn đã có tiềm lực tài chính nên học phí không phải là vấn đề để bàn. Và khi con chị đã học, thấy được kiến thức và kỹ năng của con thì tên trường có chữ “quốc tế” hay không đối với chị không còn quan trọng nữa: “Nếu mà trường đặt là dân lập, quốc tế hay gì đó thì tôi cũng không quan tâm lắm vì đó chỉ là tên gọi thôi. Điều tôi quan tâm là kết quả cuối cùng, tức là hiệu quả, bằng cấp của con tôi là con đi nhập học ở trường nào đó trên thế giới mà dạy chương trình Cambridge giống như con tôi đang học ở đây thì họ sẽ công nhận bằng cấp đó của con.”

Như vậy, có thể thấy, đối với nhiều phụ huynh, chữ quốc tế trong tên trường đơn thuần chỉ để nói về chương trình giảng dạy theo chuẩn nước ngoài, hình thức dạy học song ngữ, chứ không phải gắn vào để tăng học phí. Bởi họ hoàn toàn ý thức được rằng, con mình được học ở trong trường lớp hiện đại, sĩ số ít, giáo trình nước ngoài, giáo viên nước ngoài và chứng chỉ quốc tế… thì học phí cao là đương nhiên.

Trên thực tế, tình trạng trường gắn mác “quốc tế” khiến phụ huynh nhầm lẫn để dễ tuyển sinh, dễ thu học phí cao vẫn xảy ra ở TPHCM. Nhân viên tư vấn của những trường này cũng khẳng định hoặc lập lờ cho biết, đó là trường quốc tế hoặc trường áp dụng chuẩn quốc tế. Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM cho biết, đang có sự nhầm lẫn rất lớn giữa “trường tư thục” và “trường có yếu tố nước ngoài” tại TPHCM hay còn gọi là trường quốc tế.

newsimage634329795936309265-1692509537.jpg
Trong khi chưa có quy định chặt chẽ cũng như xử lý các trường sử dụng tên gọi “quốc tế” tràn lan, thì cách tốt nhất là phụ huynh phải sáng suốt tìm hiểu trước khi đưa con mình vào học. Đồng thời, nắm rõ, theo dõi và có ý kiến bổ sung với nhà trường trong quy trình quản lý học sinh, để bảo vệ con mình một cách tốt nhất.

Trường ngoài công lập, tư thục gắn mác quốc tế vô mà phụ huynh hiểu là trường quốc tế có khá nhiều. Các trường ngoài công lập được phép dạy chương trình nước ngoài, chương trình quốc tế thì người dân hiểu là có yếu tố quốc tế, yếu tố nước ngoài. Khi dạy chương trình nước ngoài được phép tích hợp chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam với chương trình của một số quốc gia thì cũng gọi là có yếu tố nước ngoài, nhưng thực chất đó vẫn là trường tư thục theo Thông tư 13 về hoạt động của trường ngoài công lập” – Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.

Tóm lại, mong muốn của phụ huynh cho con em mình được học tập ở các trường có giáo viên nước ngoài, giảng dạy theo phương pháp và chương trình quốc tế là chính đáng. Nhưng không chỉ các trường mà trong tên gọi có chữ “quốc tế” mới đáp ứng được điều đó, mà nhiều trường dân lập, tư thục ở TPHCM hiện nay đang tổ chức dạy và học theo chuẩn quốc tế. Và với mức học phí phổ biến từ 200 triệu đồng trở lên cho 1 năm học như hiện nay, có rất nhiều sự lựa chọn cho phụ huynh, học sinh. Cho nên, trong khi chưa có quy định chặt chẽ cũng như xử lý các trường sử dụng tên gọi “quốc tế” tràn lan, thì cách tốt nhất là phụ huynh phải sáng suốt tìm hiểu trước khi đưa con mình vào học. Đồng thời, nắm rõ, theo dõi và có ý kiến bổ sung với nhà trường trong quy trình quản lý học sinh, để bảo vệ con mình một cách tốt nhất.

Theo số liệu công bố trên website của Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM, tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố hơn 20 trường phổ thông có yếu tố nước ngoài, đã được cấp phép và công nhận là trường có yếu tố nước ngoài (hay còn gọi là trường quốc tế) nhưng nhiều trường không nằm trong danh sách này vẫn quảng cáo là trường quốc tế.