Tại sao người ta lại vay tiền để đầu tư?

Nhìn chung, có 3 kiểu tâm lý vay tiền đầu tư thường gặp:

trai-phieu-1661139216.jpg

Ảnh: minh họa

1. Người cơ hội: Họ cho rằng đây là cơ hội đầu tư hiếm có, rất có thể không gặp lại được nữa. Do đó, dù thiếu tiền, họ sẵn sàng vay tiền để nắm bắt cơ hội vàng này.

2. Người linh cảm: Họ cho rằng may mắn sẽ đứng về phía mình trong lần đầu tư cụ thể này. Cho nên cần phải đòn bẩy tối đa để tận dụng vận may.

3. Người cạnh tranh: Họ cần có đòn bẩy lớn để kết quả đầu tư bằng bạn bằng bè.

Tuy có một số đặc điểm khác nhau, các nhóm đối tượng trên có cùng một mục đích. Đó là làm sao cho dòng tiền không đứng yên.

Họ muốn đạt mục đích này bằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính dựa trên các khoản vay (thường là từ ngân hàng). Sau đó dùng số tiền này vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp, thị trường khác để sinh lời.

Vay tiền đầu tư có thể mang rủi ro gì?

1. Sự biến động của kết quả kinh doanh/đầu tư

Với kết quả không như dự kiến, kinh nghiệm đầu tư của bạn khi không vay và khi vay không giống nhau như bạn nghĩ.

Ví dụ, bạn nhập thêm hàng về nhưng hàng không bán hết. Hàng tồn kho làm bạn không thể có tiền mua hàng mới khiến kinh doanh đình trệ. Bạn không thể trả gốc và lãi.

2. Áp lực tâm lý trả nợ

Thời hạn trả nợ, nhất là với những khoản nợ ngắn hạn sẽ đè nặng lên quyết định đầu tư của bạn.

Ở nhiều trường hợp, càng gần đến ngày trả nợ, khả năng bạn đưa ra quyết định sai lầm, thiếu cân nhắc và vội vàng là rất lớn.

3. Ảo giác "cảm thấy mình giàu có"

Khi vay tiền, số tiền trong tài khoản của bạn lớn hơn so với số tiền bạn thực có. Tuy nhiên, não chúng ta sẽ ưu tiên nghĩ rằng "tiền trong tài khoản là tiền của tôi".

Đây là lý do tại sao khi đi trả nợ vay, nhiều người trì hoãn và cảm thấy tiền của mình mất mát, mặc dù đó là khoản nợ phải trả.

Vậy có nên vay tiền đầu tư?

Câu trả lời sẽ tuỳ thuộc vào khả năng tài chính, mục đích sử dụng khoản vay và kinh nghiệm quản lý tài chính/đầu tư của mỗi người.

A. Khi nào nên vay?

Nên vay khi bạn đã là chuyên gia hoặc có thời gian trải nghiệm đủ dài. Ngoài ra, bạn đã có kinh nghiệm qua nhiều biến động thị trường của ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực đầu tư mà bạn chọn.

Lúc này, bạn biết rõ kịch bản xấu nhất sẽ làm gì, cũng như khả năng xảy ra điều xấu là như thế nào. Và quan trọng nhất, bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó.

B. Khi nào không nên vay?

Không nên vay khi bạn FOMO mà thiếu tìm hiểu.

Đó có thể là vì một ai đó rủ đầu tư, mà điều kiện cần là phải có số tiền lớn nên bạn vay. Bạn không ý thức được điều gì sẽ xảy ra nếu khoản đầu tư thua lỗ.

Lúc này, tâm lý của bạn không sẵn sàng phụ thuộc vào chủ nợ. Bạn nghĩ việc bị hối thúc trả lãi, trả gốc hàng tháng có thể là áp lực lớn lên bạn.

Fb Phạm Ngọc Anh