Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em

Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em, mã hs, hồ sơ nhập khẩu, thuế nhập khẩu, đăng ký kiểm tra chất lượng đồ chơi trẻ em. Đó là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn được chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này. Đồ chơi trẻ em có rất nhiều loại từ những đồ chơi vận động, đồ chơi tư duy. Đồ chơi trẻ em được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau về Việt Nam như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.

Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em, mã hs, hồ sơ nhập khẩu, thuế nhập khẩu, đăng ký kiểm tra chất lượng đồ chơi trẻ em. Đó là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn được chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.

Đồ chơi trẻ em có rất nhiều loại từ những đồ chơi vận động, đồ chơi tư duy. Đồ chơi trẻ em được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau về Việt Nam như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.

Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi được chia ra làm hai loại đó là:

  • Đồ chơi phải kiểm tra chất lượng như: Xe đồ chơi, lego, đồ chơi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, đồ chơi trong nhà…
  • Đồ chơi không phải kiểm tra chất lượng: Bộ vận động liên hoàn, thú nhún sử dụng trong các khu vui chơi, xe đạp có chiều cao yên quá 435mm.

Sau đây, là nội dung chính về thủ tục nhập khẩu đồ chơi, thuế nhập khẩu, mã hs, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng cho đồ chơi trẻ em. Mời Quý vị theo dõi nội dung chính bên dưới.

MỤC LỤC​

  1. Chính sách nhập khẩu đồ chơi
  2. Dán nhãn hàng nhập khẩu
    1. Nội dung nhãn mác cho đồ chơi
    2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
    3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn
  3. Mã hs đồ chơi trẻ em
  4. Thuế nhập khẩu đồ chơi trẻ em
  5. Bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu
  6. Quy trình kiểm tra chất lượng

CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU ĐỒ CHƠI

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008
  • Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019

Theo những văn bản trên thì mặt hàng đồ chơi trẻ em mới không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi thì sẽ có những điểm chính sau đây:

  • Đồ chơi trẻ em có thuế GTGT là 5%;
  • Đồ chơi cho trẻ em phải kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu;
  • Một số mặt hàng không thuộc danh mục đồ chơi sẽ không cần kiểm tra chất lượng.

Để kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của quý vị có được xem là đồ chơi hay không. Quý vị vui lòng kiểm tra tại phụ lục II thông tư số 09/2019/TT-BKHCN. Bên cạnh đó khi nhập khẩu đồ chơi thì điều kiện bắt buộc phải là đồ chơi mới. Đối với những loại đã qua sử dụng thì nhập khẩu dưới dạng phế liệu.

DÁN NHÃN HÀNG NHẬP KHẨU

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Dán nhãn lên hàng hóa là điều bắt buộc khi làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em.

NỘI DUNG NHÃN MÁC CHO ĐỒ CHƠI

Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  • Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa.

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác thì phải có dịch thuật.

VỊ TRÍ DÁN NHÃN TRÊN HÀNG HÓA

Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em.

Đối với hàng hóa để bán ra trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo.

NHỮNG RỦI RO GẶP PHẢI KHI KHÔNG DÁN NHÃN

Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

  • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
  • Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Hàng hóa dễ bị thất lạc, hoặc bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.


Ngoài ra còn rất nhiều lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu khác. Quý vị có thể liên hệ đến em: Matta Nhi
Web: TRANG CHỦ
Email: sale03@doortodoorviet.com
Hotline/zalo/viber: 0386367575