Giá cà phê hôm nay 1/11, Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng, xu hướng tăng giá vẫn chủ đạo

Thời tiết bắt đầu thuận lợi hơn ở vùng cà phê Tây nguyên đã hỗ trợ nhà nông đẩy mạnh thu hoạch. Hiện giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang đạt mức cao nhất kể từ tháng 12/2017. Cụ thể, tháng 9/2021, giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.093 USD/tấn, tăng 4% so với tháng 8/2021 và tăng 11% so với tháng 9/2020.
Giá cà phê hôm nay 12/7: (Nguồn: The-best-wishes)
Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang đạt mức cao nhất từ 12/2017. (Nguồn: The-best-wishes)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 1/11

Tuần qua, dù giá cà phê liên tục biến động mạnh, tuy nhiên, xu hướng tăng vẫn là chủ đạo. Giá cà phê trên hai sàn phái sinh tăng nhanh, giảm mạnh nhưng vẫn kịp phục hồi trong phiên cuối cùng của tháng 10.

Tại thị trường nội địa, trong 6 ngày qua, giá cà phê nhìn chung có xu hướng đi lên, các tỉnh thành ghi nhận mức tăng từ 700 đồng/kg đến 800 đồng/kg.

Tại phiên đóng cửa giao dịch tuần trước (29/10), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng mạnh 46 USD (2,06%), giao dịch tại 2.214 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giá bắt đầu tăng 37 USD (1,7%), giao dịch tại 2.160 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng yếu.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng cùng xu hướng tăng. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 4 Cent (2%), giao dịch tại 199,95 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng tăng 3.95 Cent (1,95%), giao dịch tại 202,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tăng 600 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (30/10).

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.331

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

41.600

+ 600

LÂM ĐỒNG

40.700

+ 600

GIA LAI

41.500

+ 600

ĐẮK NÔNG

41.500

+ 600

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Tính chung 9 tháng năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 1.884 USD/tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, trong các tháng tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng, trong khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2021/2022.

Trước vụ thu hoạch rộ, chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu đứt gãy, lượng tồn kho tại các nước tiêu thụ giảm rõ; Nền giá hàng hóa tăng, nhất là nhóm năng lượng, nên giá cà phê cũng tăng cho cân đối mà không cần dựa vào các yếu tố cung cầu; Cước tàu biển tăng và sàn giao dịch đã “tạo điều kiện” thuận lợi cho các nhà kinh doanh giao hàng nên mới có đợt “vắt giá” dài cho đến nay vẫn chưa dứt. Đó là chưa nói tới nguồn vốn dồi dào được các ngân hàng trung ương tung ra cứu nền kinh tế.

Bối cảnh thị trường sắp tới còn có yếu tố lạm phát. Điều đó cũng giúp cho giá hàng hóa có điều kiện vững hay tăng giá vì giá thành sản xuất và chế biến tăng, nhà sản xuất không thể hạ giá và nhà chế biến phải tìm cách nâng giá sản phẩm.

Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá cả sẽ không cho phép nông dân nuôi trồng cà phê theo trò may rủi. Họ cần tính toán hài hòa giữa đầu vào và đầu ra. Yếu tố may rủi nên chuyển cho nhà kinh doanh. Nếu nhà nông chọn con đường bán giá tốt dựa trên cơ sở giá thành sản xuất cộng thêm tiền công và chút lợi nhuận, thì nhà kinh doanh sẽ có nhiều lựa chọn hơn vì họ có quyền quyết định mua trước hay bán trước.

Trong tình hình hiện tại, trữ hay tạm trữ cà phê chờ giá lên là cách làm nên tránh, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến nửa đầu năm 2022. Vì chính sách tiền tệ tại các nước tiêu thụ sẽ phải thay đổi thường xuyên như tăng lãi suất hạn chế lạm phát, thu hồi các gói hỗ trợ làm khối lượng tiền mặt trên thị trường giảm mạnh. Giá sẽ dao động mạnh đến cực mạnh vì các quỹ đầu tư tài chính sẽ tính các cách tối ưu để tăng lợi nhuận và tránh rủi ro.

Sự lên xuống thất thường nói lên tính không bền vững của thị trường hàng hóa nhất là cà phê, vốn rất nhạy cảm với yếu tố tiền tệ. Hơn nữa, sản lượng cà phê Brazil năm 2022 sẽ vào chu kỳ được mùa. Đồng thời Uganda đang quyết tâm giành lại vị thế trên thị trường robusta bằng cách tăng cả sản lượng lẫn lượng xuất khẩu. Thị trường đang tin theo Bộ Nông nghiệp Mỹ rằng, năm kinh doanh 2022, Việt Nam có trên 1,8 triệu tấn.

Giá xuất khẩu cà phê loại 2, tối đa 5% đen vỡ tính trên mức chênh lệch với giá niêm yết càng lúc càng giảm cũng sẽ không cho phép giá cà phê nội địa tăng đột biến. Do vậy, giá cà phê nội địa ngắn, trung và dài hạn có thể lên lại mức 42 triệu đồng/tấn nhưng chỉ khi nào sàn robusta vượt khỏi 2.200. Còn trong tuần này dự đoán giá sẽ ổn định trong vùng 40,5 đến 41,5 triệu đồng/tấn.

GIA AN