Đây là 3 loại tư duy sẽ khiến bạn mãi không khởi sắc

Nếu cứ ôm khư khư 3 kiểu tư duy này thì năm mới cái nghèo sẽ vẫn đeo bám bạn.
3-loai-tu-duy-se-khien-ban-mai-khong-khoi-sac-1672714382.jpg
Ảnh: minh họa

Tư duy đơn nhất

Khi còn đi học, rất nhiều thầy cô hay tiền bối đều nói với chúng ta rằng, chỉ cần học giỏi là được, và xếp hạng trong trường cũng dựa trên điểm số của bạn.

Nhưng nếu đem tư duy này vào công việc, cho rằng chỉ cần có năng lực, có chuyên môn là đã có thể được thăng chức tăng lương, vậy thì đó là một sai lầm lớn.

Năng lực tốt quả thực quan trọng, nhưng nó không phải nhân tố duy nhất cần thiết tại nơi làm việc.

Ngoài năng lực, bạn còn cần biết giao tiếp và hợp tác, không nên tự mình chăm chăm vào một việc mà phải biết hợp tác với đồng nghiệp và sử dụng sức mạnh của người khác.

Bạn cũng cần biết cách quản lý kỳ vọng của lãnh đạo, đừng cố gắng hết sức để thực hiện những bước tiến lớn ngay từ đầu, điều này sẽ chỉ khiến kỳ vọng của lãnh đạo với bạn ngày càng cao, nếu bạn làm không tốt, sự đánh giá về bạn bởi những người xung quanh sẽ giảm mạnh.

Tư duy kiểu đơn nhất này có thể được diễn tả trong một câu: "Chỉ cần... nhất định...".

Chỉ cần tôi có năng lực, nhất định sẽ được tăng lương; chỉ cần tôi nhiệt tình theo đuổi một cô gái, cô ấy nhất định sẽ thích tôi; chỉ cần tôi làm việc chăm chỉ, nhất định sẽ nhận được kết quả mỹ mãn…

Tư duy đơn nhất khiến con người ta rơi vào cái bẫy nhân quả đơn nhất, từ đó bỏ qua nhiều tiền đề hay cơ hội then chốt đang tiềm ẩn.

Quá nghe lời

Lập trường của sếp và nhân viên khác nhau, vì vậy, lãnh đạo sẽ thường nói với nhân viên những lời dối trá nghe có vẻ thoải mái.

Chẳng hạn: Công việc của mỗi người đều quan trọng như nhau, thiếu một người cũng không được.

Trên thực tế, mức độ quan trọng giữa các vị trí công việc là khác nhau, nếu không thì tất cả nhân viên đã nhận được mức lương như nhau rồi.

Ngoài ra, đừng chỉ chấp nhận một cách thụ động những gì sếp yêu cầu bạn làm.

Những người quá nghe lời thường chỉ có một kết quả cuối cùng - tất cả những công việc chán ngắt mà người khác không muốn đều sẽ bị ném cho bạn, và bạn cũng sẽ dần trở thành một người ngoài lề ở nơi làm việc.

Tự quy trách nhiệm về mình

Nhiều bài viết đều nói chúng ta nên tìm lý do từ chính mình trước.

Kết quả là, nhiều người đều nghĩ "tất cả là do mình".

Các yếu tố cá nhân tại nơi làm việc chỉ là một phần, luôn tồn tại rất nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Cũng giống như khi sa thải nhân viên, người bị sa thải có thể không hẳn là nhân viên làm việc kém hiệu quả mà cũng có thể do công ty không cần vị trí nào đó hoặc cấp trên không thích bạn…

Rất nhiều lãnh đạo đều thích thuyết giảng cho nhân viên, nói mắng bạn là vì lợi ích của bạn, giao việc cho bạn là họ coi trọng bạn, nếu bạn không nhận thì có nghĩa là bạn là người yếu đuối, không dám chấp nhận thử thách, kêu bạn tăng ca nhưng không tăng lương, còn bạn thì lại cứ luôn tưởng rằng đó thực sự là lỗi của mình…

Chúng ta phải nhớ rằng nơi làm việc là sự lựa chọn hai chiều.

Không có gì là sai khi nhìn nhận lại bản thân, nhưng đừng coi yếu tố cá nhân là tất cả.

Khi bạn cảm thấy rằng một môi trường không thoải mái đến mức bạn không thể hòa nhập được cho dù có cố gắng thế nào, thì rất có thể môi trường đó hoàn toàn không phù hợp với bạn.

Chúng ta phải tập trung năng lượng của mình vào những nơi thuận lợi hơn cho sự phát triển của chính chúng ta.

T.H