Cổ phiếu họ Vingroup cùng hàng loạt mã trụ cột lao dốc, VN-Index giảm hơn 15 điểm

VIC và VCB giảm sâu ngay từ đầu phiên giao dịch và gây áp lực lớn lên VN-Index.

co-phieu-ho-vingroup-1629435468.jpg

Ảnh internet

VN-Index tăng điểm ngoạn mục vào cuối phiên 19/8 trước sự bứt phá vào phút chót của các cổ phiếu như VIC, VCB... Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao và tương đương so với phiên trước đó. Khối ngoại giảm đáng kể giá trị bán ròng xuống còn 451 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, nếu tính theo phương thức khớp lệnh thì khối ngoại mua ròng trở lại 150 tỷ đồng.

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 20/8, VN-Index có thể rung lắc trong vùng kháng cự 1.370-1.380 điểm.

Chứng khoán MB (MBS) cho rằng nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, thép, cảng biển,…hay nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công sẽ là địa chỉ của dòng tiền.

Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:

Chốt phiên 19/8, Dow Jones giảm, S&P 500 và Nasdaq tăng. Dow Jones giảm 66,57 điểm, tương đương 0,19%, xuống 34.894,12 điểm. S&P 500 tăng 5,53 điểm, tương đương 0,13%, lên 4.405,8 điểm. Nasdaq tăng 15,87 điểm, tương đương 0,11%, lên 14.541,79 điểm.

Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm trong phiên 19/8. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm gần 2%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 1,1% còn Topix giảm 1,39%. Thị trường Trung Quốc trái chiều với Shanghai Composite giảm 0,57%, Shenzhen Component tăng 0,23%. Hang Seng của Hong Kong giảm 2,13%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,93%. ASX 200 của Australia giảm 0,5%.

Chốt phiên 19/8, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 1,78 USD, tương đương 2,6%, xuống 66,45 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 65,57 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 21/5. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,71 USD, tương đương 2,6%, xuống 63,5 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 62,41 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 21/5. Đây là phiên giảm thứ 6 liên tiếp của cả hai loại dầu, đợt giảm dài nhất kể từ tháng 2/2020.

Trong phiên 19/8, giá quặng sắt tham chiếu (kỳ hạn tháng 1/2022) trên sàn Đại Liên có lúc mất 8% so với phiên liền trước, kết thúc phiên vẫn giảm 7,2% xuống 763 nhân dân tệ (117,4 USD)/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 5/2, do nhu cầu ảm đạm và dự báo nguồn cung quặng sắt sẽ tăng lên. Như vậy, chỉ trong một phiên, giá quặng sắt đã mất ½ thành quả tăng của cả năm nay.

Bình An

NDH