Những sai lầm khi dùng nước mắm 90% bà nội trợ mắc phải

Dùng nước mắm có những quy tắc riêng để làm tăng vị món ăn nhưng bạn đã biết những sai lầm chúng ta thường gặp là gì không?

Đun nước mắm quá lâu

Bạn tuyệt đối không đun nước mắm lâu.

Nấu nước mắm quá lâu sẽ khiến mùi vị cùng các vitamin bị bốc hơi hết. Với những món xào và kho, bạn nên cho nước mắm vào khi món ăn đã gần chín rồi tắt bếp luôn.

Với món canh, bạn cũng cần tuân thủ quy tắc trên để món ăn được thơm ngon nhất bằng cách đun nguyên liệu chín mềm rồi mới cho nước mắm vào để tạo mùi thơm, sau đó tắt bếp.

Dùng nước mắm để ướp thịt

Rất nhiều bà nội trợ đã mắc phải sai lầm là dùng nước mắm để ướp thịt. Nếu làm như vậy, nước mắm sẽ làm thịt bị cứng và khô hơn so với khi sử dụng muối, đường để ướp.

Chính vì vậy, cách tốt nhất là trong quá trình chế biến, như xào, kho hay nấu canh, bạn hãy cho nước mắm vào món ăn trước khi hoàn thành thay vì dùng để ướp thịt.

Dùng nước mắm cho trẻ dưới một tuổi

Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo, trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nước mắm. Lý do bởi độ mặn trong nước mắm không tốt cho thận đang còn khá non nớt của trẻ. Ngay cả những sản phẩm có chất điều vị khác như mỳ chính, hạt nêm cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ dưới 1 tuổi.

Trong nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, vì vậy người bệnh thận, xương khớp, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch nên hạn chế sử dụng nước mắm hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé!

Dùng chung mộtcông thức cho tất cả các món ăn

Nhiều gia đình chỉ dùng một "công thức nước mắm" duy nhất cho tất cả các món xào, kho, hấp, luộc... Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta nên biết được bí quyết tạo nên món ăn ngon từ việc áp dụng mỗi món ăn một công thức. Trong các món canh, nên nêm nước mắm sau cùng rồi bắc ra ngay. Nếu bạn nêm nước mắm và để sôi lâu trên bếp thì món ăn sẽ mất ngon do hương vị nước mắm bị biến đổi.

Với những món kho như thịt, cá, chỉ cần ướp nguyên liệu với đường, hành tiêu và một ít muối, kho tới khi thịt, cá gần mềm thì mới thêm nước mắm vào, rồi tắt bếp.

Cách làm này vừa tạo hương vị đặc trưng, lại không bị mất các chất dinh dưỡng có trong nước mắm.

Lầm tưởng ai cũng có thể dùng được nước mắm

Nhiều người không tham khảo kĩ các thành phần cũng như "quy định" khi sử dụng nước mắm nên thường dùng tràn lan mà không biết rằng, có một số đối tượng không được dùng nước mắm như: trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người bệnh thận, xương khớp, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch...

Trong nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, chính vì vậy, với một số người, nó là loại gia vị cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe. Bởi thế, nước mắm không tốt cho những bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, suy thận,...

Thức ăn chứa nhiều muối như nước mắm sẽ khiến các bệnh nhân này nhanh suy sụp hơn. Hơn thế nữa, muối còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm về thận khác như sỏi thận và thận nhiễm mỡ.

Những người mắc bệnh trên bắt buộc phải có chế độ kiêng muối. Ngoài việc phải kiêng nước mắm thì các bệnh nhân này còn phải kiêng các loại thức ăn nhiều muối như mắm khô, nước tương, xì dầu, chao... Tốt nhất, người bệnh nên hạn chế dùng nước mắm hoặc ăn theo khuyến nghị từ bác sĩ.

Cách chọn nước mắm ngon

Về độ đạm: Nước mắm loại đặc biệt có độ đạm trên 48, loại thượng hạng có độ đạm trên 40, trên 24 là loại 1, trên 16 là loại 2. Nếu nước mắm có độ đạm dưới 10 là thấp và không đạt tiêu chuẩn. Khi dùng bạn chỉ cần mua nước mắm 25 độ đạm là đã thơm ngon và hấp dẫn rồi.

Về màu sắc: Nước mắm ngon có màu nâu cánh gián sậm hoặc màu nâu vàng, trong và không có cặn đục.

Về hương vị: Nước mắm ngon khi ăn vào thì thấy vị mặn ở đầu lưỡi nhưng ngọt ở cuống họng và có hương vị đặc trưng. Còn nước mắm chỉ có vị mặn chát từ đầu đến cuối là nước mắm không ngon.