9 lời khuyên giúp bạn lập nghiệp trước tuổi 30

9 lời khuyên thực tế giúp bạn làm nên sự nghiệp và giàu có trước tuổi 30.
9-loi-khuyen-1640602531.jpg
Ảnh internet

1. Đa số những đau khổ và tiếc nuối trong cuộc sống đều xuất phát từ tiền

Tiền có thể mua niềm vui, có thể khiến người coi thường bạn phải ngậm miệng, có thể tạo cảm giác an toàn cho người thích bạn, có thể giúp bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn hơn. Tiền có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú nội tâm, khiến bạn tràn đầy tự tin và được nhiều người yêu thích.

Chính vì vậy, nhân lúc còn trẻ thì chúng ta nên nỗ lực hết mình để gây dựng sự nghiệp, tích lũy của cải, đừng quá mù quáng trong yêu đương hay mơ mộng xa rời thực tế.

2. Học cách kiếm tiền, nhưng đừng quá nóng vội

Trước năm 30 tuổi, chúng ta nên gom đủ năng lực để sau này biến chúng thành cơ sở và tiền đề để kiếm tiền. Năng lực càng nhiều và mạnh mẽ thì đương nhiên số tiền kiếm được cũng tăng theo. Vội vàng, hấp tấp mong muốn bản thân lớn mạnh sẽ khiến bạn dễ phạm phải sai lầm, mọi công lao đổ sông đổ biển, phí hoài tuổi xuân.

3. Đừng theo đuổi cơ hội, mà hãy trở thành người được cơ hội theo đuổi

Bạn theo đuổi cơ hội, tập trung những gì có được để thực hiện nó. Nhưng một khi cơ hội mất đi thì bạn cũng thất bại ê chề. Hãy dành ra thời gian vài năm để hoàn thiện bản thân, tích lũy kinh nghiệm và tri thức. Có lẽ bạn sẽ không thành công ngay lập tức, nhưng cả đời phía sau luôn tràn đầy cơ hội đang chờ đợi bạn.

4. Dùng ít nhất 5 năm để tiến sâu vào một lĩnh vực ngành nghề nào đó

Bắt đầu từ con số không là sự lựa chọn đáng ngưỡng mộ đối với những người có chí hướng lập nghiệp. Con đường thành công luôn đầy chông gai và chỉ có người kiên trì mới có thể chạm đến vạch đích.

5. Coi tiền là "tài nguyên sản xuất", không phải "tài nguyên để sống"

Một người biết cách làm giàu và tiêu dùng thông minh sẽ xem tiền bạc là công cụ, tài nguyên, là nhịp cầu để kết nối đến cuộc sống chất lượng và sung túc hơn. Điều này đương nhiên quan trọng hơn thói quen xài tiền để hưởng thụ cuộc sống. Mua sắm, ăn uống và tiêu xài vô tội vạ, không có kế hoạch chính là những thói quen khiến bạn nghèo cả đời.

6. Thay vì an phận thì hãy mạo hiểm và "nhìn xa trông rộng"

Người bình thường hay có thói quen như vậy: Trong tay có bao nhiêu nguồn lực và tiền bạc thì sẽ tiêu hết bấy nhiêu.

Điều này hoàn toàn trái ngược với tư duy của những người giàu có: Họ luôn đặt ra mục tiêu, sau đó bắt đầu suy xét đến việc cần phải phân bổ bao nhiêu nguồn lực và tiền bạc để hoàn thành mục tiêu tốt nhất. Khoảng cách giàu nghèo cũng từ kiểu tư duy này mà ra.

7. Tài sản càng nhiều thì địa vị xã hội càng cao

Nhờ đó, mối quan hệ của chúng ta càng trở nên rộng lớn và thế giới cũng đặc sắc hơn.

8. Người có tiền thường thích đầu tư và mỗi lần đầu tư đều được tính toán với mục tiêu lâu dài

9. Những chuyện có thể giải quyết được bằng tiền thì cứ dùng tiền để xử lý

Nếu tiền cũng không thể giải quyết được vấn đề thì lúc này mới để thời gian "ra tay".

T.T