“Siêu” lợi nhuận hơn vàng và USD, chuyên gia chỉ cách chọn cổ phiếu đầu tư nửa cuối năm 2021

Theo giới phân tích, "đề kháng" mạnh với Covid-19, cổ phiếu của các doanh nghiệp nhóm ngành công nghệ thông tin, nguyên vật liệu, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản khu công nghiệp có thể đón đầu sự phục hồi kinh tế tốt nhất.
sieu-loi-nhuan-1627536721.jpg

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu đầu tư 1.000 USD, sau 100 năm được 21 triệu USD, đầu tư vào vàng chỉ được 100.000 USD. Ở Việt Nam thì sao, 21 năm qua, 15 năm qua, 5-10 năm qua, so với kênh bất động sản chung cư tốt hơn nhiều, cũng tốt hơn vàng, USD… - đó là chia sẻ của ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc chiến lược đầu tư Công ty Dragon Capital tại toạ đàm trực tuyến "Nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021" do báo Đầu tư tổ chức.

Theo ông Tuấn, so với hai kênh đầu tư kém nhất trên thị trường đó là vàng và USD, không phải chỉ ở thời điểm này, đầu tư chứng khoán nhìn 15 - 50 năm và 100 năm qua, vẫn là kênh đầu tư hiệu quả nhất.

Ông Lê Quang Minh, Giám đốc Phân tích Đầu tư CTCK Mirae Asset Việt Nam thì cho rằng, "rót" tiền vào đầu tư chứng khoán không còn dễ dàng trước ở thời của tiền rẻ khi các cổ phiếu cùng chung nhịp tăng, thị trường có sự phân hóa tương tự như sức đề kháng khác nhau của từng doanh nghiệp nhóm ngành. Các quyết định ngày càng "cân não" nhà đầu tư.

“Siêu” lợi nhuận hơn vàng và USD, chuyên gia chỉ cách chọn cổ phiếu đầu tư nửa cuối năm 2021 - Ảnh 1.

So với hai kênh đầu tư kém nhất trên thị trường đó là vàng và USD, không phải chỉ ở thời điểm này, đầu tư chứng khoán nhìn 15 - 50 năm và 100 năm qua, vẫn là kênh đầu tư hiệu quả nhất. (Ảnh: baokhanhhoa)

Nhận diện những nhóm ngành "đề kháng" mạnh với Covid-19 trên thị trường Đầu tư chứng khoán vào ngành nào nếu lạm phát tăng?Đầu tư chứng khoán qua sàn Forex là phạm phápĐầu tư chứng khoán thế nào giữa dịch corona?

Ngành ngân hàng tạm gọi đã qua đỉnh của chu kỳ lợi nhuận. Nhưng so với các ngành còn lại, đây vẫn là ngành ít bị ảnh hưởng nhất.

Theo ông Minh, dòng cổ phiếu này có thể không còn tăng giá tốt như trước nhưng vẫn là nhóm trọng điểm, "lèo lái" chỉ số chứng khoán. Bởi với tỷ trọng vốn hóa chiếm tới 20%, VN-Index chỉ lên được khi dòng cổ phiếu này tốt.

Còn đối với ngành nguyên vật liệu, dù hiện vẫn đang trong giai đoạn ảnh hưởng từ Covid-19 có thể xuất hiện những cú sốc về giá, nhưng nhìn dài hạn khi nền kinh tế phục hồi giá vẫn sẽ tăng như sắt, thép, cao su… Triển vọng của các ngành này sẽ tiếp tục phản ánh qua báo cáo tài chính các quý tới.

Ông cũng dự báo rằng cổ phiếu một số ngành nguyên vật liệu sẽ còn tiến đến đỉnh cao mới. Nhất là khi sự khan hiếm diễn ra cục bộ khi đứt gãy nguồn cung, chênh lệch cung cầu tăng đột ngột. Đây sẽ là điểm nhấn kéo dòng tiền nhà đầu tư tìm đến cổ phiếu ngành này.

Với ngành chứng khoán, biến cố Covid-19 trong nguy đã mang lại cả cơ hội. Nhờ Covid-19, việc chuyển đổi số eKYC diễn ra nhanh hơn do đây là nhu cầu bức thiết để các công ty mở rộng mạng lưới khách hàng. 

Rất nhiều công ty chứng khoán hiện nay đang cảm thấy chật chột vì mức vốn ít. Với điều kiện hiện tại, đây còn là cơ hội để công ty chứng khoán có thể đẩy mạnh tăng vốn, đồng thời, đưa các công ty chứng khoán  có hệ thống công nghệ tốt và trường vốn vươn lên.

“Siêu” lợi nhuận hơn vàng và USD, chuyên gia chỉ cách chọn cổ phiếu đầu tư nửa cuối năm 2021 - Ảnh 3.

Với ngành chứng khoán, biến cố Covid-19 trong nguy đã mang lại cả cơ hội. (Ảnh: SSI)

Hưởng lợi từ đặc thù nền kinh tế Việt Nam và chu kỳ tăng giá của chu kỳ logistics, nhóm doanh nghiệp logistics và chuyển phát nhanh có khả năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tốt, có thể cao đột biến. Nhìn về dài hạn, đây còn ngành này phục vụ cả nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, nhu cầu logistics vì vậy sẽ luôn có.

Đối với ngành bất động sản khu công nghiệp, nhu cầu bất động sản công nghiệp phần nào được phản ánh khi nhiều nơi tìm đất khó và giá cao. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp còn quỹ đất hoặc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp. Sự phát triển khu công nghiếp thời gian tới sẽ phát triển, không đơn thuần chỉ là cho thuê nhà xưởng mà có là các dịch vụ đi kèm là các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

Đánh giá khả năng phòng chống và kiểm soát dịch bệnh là rủi ro lớn nhất của thị trường hiện tại, bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Rồng Việt cũng đưa ra khuyến nghị lựa chọn các doanh nghiệp ít chịu sự tác động của Covid-19 và có khả năng tồn tại trong bối cảnh giãn cách hiện tại.

Trong đó, lựa chọn được bà Lam nêu ra là doanh nghiệp liên quan xu hướng số hóa như doanh nghiệp công nghệ thông tin và các nhóm ngành khác- có mức thâm dụng cao với số hóa như nhóm tài chính.

Nhóm thứ hai là doanh ghiệp xuất khẩu và phụ trợ cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp có thể phục hồi dựa trên nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại của các đối tác thương mại lớn đã triển khai tốt chiến dịch tiêm vaccine và có những gói cứu trợ lớn.

Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp trong nước đang chủ động chuyển đổi trong mô hình kinh doanh, như doanh nghiệp dịch chuyển từ thương mại sang việc mở rộng thêm chuỗi giá trị… có thể tạo ra sức đè kháng giúp doanh nghiệp "miễn nhiễm" tác động của dịch bệnh hay diễn biến giá nguyên liệu.

Cổ phiếu của các doanh nghiệp trong những nhóm ngành "đề kháng" mạnh với dịch bệnh có thể đón đầu sự phục hồi kinh tế tốt nhất. Cũng chính vì vậy, bà Lam cũng cho rằng, việc đầu tư không thể nhìn ngắn hạn mà có thể phải nhìn xa hơn, sang năm 2022 – 2023

Nên chọn cổ phiếu ngân hàng nào để đầu tư nửa cuối năm 2021?

Riêng đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, ông Nguyễn Hưng, CEO TPBank cho biết, 2 chỉ số P/E và P/B có thể giúp nhà đầu tư quyết định tương đối nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng nào. 

Tất nhiên, phân tích kỹ hơn, theo ông Hưng thì nhà đầu tư có thể chú ý thêm chất lượng tài sản của ngân hàng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu, cơ cấu dòng tiền vốn rẻ thông qua tỷ lệ CASA. Hay danh mục cho vay của ngân hàng đó như thế nào, có chảy vào các ngành nhạy cảm hay không,…

Trong khi đó , chuyên gia đến từ Chứng khoán SSI lưu ý nhà đầu tư khi lựa chọn cổ phiếu ngân hàng, có thể cân nhắc đến các chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng gồm ROE (tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu), CIR (tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập) và NIM (biên lãi ròng).

Trong những chỉ số này, quan trọng nhất là ROE, chỉ số này càng cao càng tốt. Trước đây, trong giai đoạn 2012-2016, tỷ lệ ROE của các ngân hàng chỉ khoảng 10,5-12% nhưng hiện nay đã đạt gần 20%, thậm chí cá biệt có ngân hàng đạt trên 20%.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu cũng là chỉ số rất quan trọng. Nợ xấu của các ngân hàng niêm yết năm 2012 là thời điểm xấu nhất khoảng 2,25% nhưng hiện nay chỉ giảm xuống còn 1,3%.

Cũng theo chuyên gia của SSI, diễn biến cổ phiếu trong nửa cuối năm sẽ có sự phân hoá và nhà đầu tư nên tìm kiếm cơ hội ở những ngân hàng có khả năng duy trì tăng trưởng tốt, có câu chuyện tăng vốn riêng cũng là động lực để nhà băng đó tăng trưởng dài hạn, không chỉ năm nay mà cả năm sau nữa. 

 

Anh Minh

Dân Việt