Quảng Nam: Đại Lộc tích cực triển khai công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện

UBND huyện Đại Lộc đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo “Xây dựng Chính quyền điện tử và Chuyển đổi số huyện Đại Lộc” thành Ban Chỉ đạo “Chuyển đổi số huyện Đại Lộc” do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; UBND 18/18 xã, thị trấn đã thành lập Ban Chỉ đạo.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác Chuyển đổi số. Huyện ủy, UBND huyện ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác Chuyển đổi số trên địa bàn huyện đảm bảo theo tinh thần chỉ đạo cấp trên.

Trên cơ sở đó, UBND các xã, thị trấn cũng ban hành nhiều văn bản tổ chức triển khai thực hiện công tác Chuyển đổi số trên địa bàn từng địa phương.

z4024163949886-761ef056197adb55ba8ce75ee7e4a6b7-1673244311.jpg
Phòng Giáo dục và Đạo tạo huyện phối hợp với VNPT Đại Lộc tổ chức hướng dẫn, triển khai các nền tảng quản lý trường, quản lý học bạ điện tử.

Phòng Giáo dục và Đạo tạo huyện phối hợp với VNPT Đại Lộc tổ chức hướng dẫn, triển khai các nền tảng quản lý trường, quản lý học bạ điện tử,… Trung tâm Y tế huyện phối hợp với VNPT Đại Lộc tổ chức hướng dẫn, triển khai các nền tảng khám chữa bệnh, hồ sơ điện tử,… Chi Cục thuế huyện phối hợp với VNPT Đại Lộc tổ chức hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử. Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn triển khai dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn huyện về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý và giải quyết.

Tổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (toàn trình, một phần) được cấu hình trên Cổng dịch vụ công Quảng Nam là 226 DVC. Trong đó, dịch vụ công mức độ 4 cấp huyện 216 DVC, cấp xã 93 DVC; dịch vụ công mức độ 3 cấp huyện là 10 DVC, cấp xã là 02 DVC.

Trong 6 tháng đầu năm tỷ lệ hồ sơ trực tuyến phát sinh trên hệ thống tăng lên đáng kể; 100% các cơ quan, đơn vị và địa phương thường xuyên sử dụng hệ thống Một cửa điện tử để tiếp nhận, xử lý và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân đồng bộ, hiệu quả; tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn khá cao (trừ lĩnh vực đất đai).

z4024188193435-1ff2db45a9eecf4259ec0de65d78fcbf-1673244404.jpg
Ông Nguyễn Viết Hà giám đốc VNPT Quảng Nam phát biểu tại hội nghị.

100% các cơ quan, đơn vị và địa phương thường xuyên sử dụng hệ thống báo cáo số liệu của tỉnh (Lris), của Chính phủ (Gris) đúng thời gian theo quy định. Hiện nay đã thực hiện cấp gần 1.050.000 hộp thư điện tử cho tổ chức và CBCCVC, người lao động các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã để thực hiện trao đổi công việc, gửi nhận văn bản điện tử. 100% CBCCVC các cơ quan, đơn vị và địa phương thường xuyên sử dụng và cài đặt trên địa điện thoại smartphone của cá nhân; trên 50% người dân trên địa bàn huyện cài đặt và sử dụng Tổng đài 1022, smart Quảng Nam trên điện thoại.

Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu của thời đại.Năm 2023 và những năm tiếp theo sẽ là giai đoạn thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành, mọi cấp, trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện.

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, trong thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm nhằm đẩy nhanh phát triển Chính phủ điện tử. Trong đó, Trung tâm điều hành thông minh (IOC) là một mục tiêu quan trọng nhằm phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Việc triển khai xây dựng Trung tâm điều hành thông minh IOC chứng tỏ quyết tâm của lãnh đạo huyện Đại Lộc trong việc chuyển đổin số, số hóa các thông tin kinh tế -xã hội, quản lý đô thị của huyện nhà, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển bền vững. IOC được ví như “bộ não số” của huyện với khả năng tổng hợp, phân tích đánh giá dữ liệu, qua đó giúp lãnh đạo huyện có cái nhìn tổng quan, toàn diện về mọi lĩnh vực theo thời gian thực. Từ đó, đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong quá trình giám sát, điều hành công việc. Các tính năng, dịch vụ của IOC cũng sẽ giúp tăng tính tương tác giữa người dân với chính quyền, góp phần cải thiện mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền.

Với kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp chuyển đổi số cho tỉnh và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh như: Hệ thống IOC tỉnh; Hệ thống IOC cấp huyện, thành phố; Ứng dụng Smart Quảng Nam; Tổng đài thông tin dịch vụ công 1022 Quảng Nam; Hệ thống Du lịch thông minh,...VNPT Quảng Nam rất vinh dự được đồng hành với UBND huyện Đại Lộc trong việc triển khai xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh IOC của huyện. Trong thời gian tới, chúng tôi tin tưởng và mong muốn sẽ cùng hợp tác với huyện nhà để triển khai nhiều ứng dụng CNTT hơn nữa nhằm mang tới những giá trị tích cực cho người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của huyện một cách tích cực và hiệu quả.