Quảng Nam: 20 năm đồng hành cùng hộ nghèo và các đối tượng chính sách huyện Phước Sơn

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phước Sơn (NHCSXH Phước Sơn) đã đào tạo được đội ngũ cán bộ bảo đảm về chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, luôn gần dân, sát với dân, với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”.

Phương thức ủy thác qua tổ chức chính trị - xã hội khẳng định vai trò của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trong việc tham gia bình xét đối tượng cho vay từ cơ sở, giám sát quá trình sử dụng vốn của người vay; phối hợp cùng với tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và tổ tiết kiệm và vay vốn xử lý các tồn tại, vướng mắc tại cơ sở... góp phần vào hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Toàn huyện có 349 tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động đều khắp ở tất cả các thôn, tổ dân phố trên địa bàn; chất lượng hoạt động của tổ luôn được đánh giá đạt loại tốt/khá, không có tổ vay vốn yếu, kém. Trong quá trình hoạt động, tổ tiết kiệm và vay vốn đã phát huy vai trò quan trọng trong hoạt động của NHCSXH, là cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn, đã góp phần chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với các đối tượng được thụ hưởng kịp thời, thuận lợi, bảo đảm công khai, dân chủ, hiệu quả kinh tế - xã hội.

tin-dung-chinh-sach-gop-phan-tich-cuc-thuc-hien-muc-tieu-quoc-gia-giam-ngheo-153324-1657776509.jpg
Trong quá trình hoạt động, tổ tiết kiệm và vay vốn đã phát huy vai trò quan trọng trong hoạt động của NHCSXH, là cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn, đã góp phần chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với các đối tượng được thụ hưởng kịp thời, thuận lợi, bảo đảm công khai, dân chủ, hiệu quả kinh tế - xã hội.

Phước Sơn là huyện miền núi cao và ở phía tây của tỉnh Quảng Nam, nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có diện tích tự nhiên 114.479 ha, nằm nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Nam. Toàn huyện có 1 thị trấn và 11 xã, trong đó có 5 xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Dân số toàn huyện 28.012 người/ 6.830 hộ, 51% hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 18 tộc người: Bhnong, Kinh, Ca dong, Giẻ, Tày, Nùng, Mường, Sán dìu, Cơ tu, Bru-Vân Kiều, Pacô, Giá rai, Hơ rê, Kor và Ve... Theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2021, toàn huyện có 2.900 hộ nghèo, chiếm 42,46%, hộ cận nghèo 867 hộ, chiếm 12,69%. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu chuyển dịch theo hướng lâm – nông – công nghiệp – thương mại, dịch vụ. Trong bối Cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên gia súc, gia cầm và con vật nuôi, tình hình dịch covid 19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự tập trung các nguồn lực từ chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo nghị quyết 30a và các biện pháp đồng bộ của các ngành, các cấp trong tỉnh và huyện, kinh tế của huyện Phước Sơn có chiều hướng phát triển tốt, đời sống nhân dân ổn định và dần dần đi vào nề nếp.

z3563492493675-d2106c40c27bde9d475d4f2f0e0f5d42-1657776541.jpg
Phước Sơn là huyện miền núi cao và ở phía tây của tỉnh Quảng Nam, nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có diện tích tự nhiên 114.479 ha, nằm nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Nam. Toàn huyện có 1 thị trấn và 11 xã, trong đó có 5 xã vùng cao đặc biệt khó khăn

Từ năm 2015 vớiviệc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT cấp huyện, đã nâng cao vai trò quản lý Nhà nước và khẳng định được trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH, nhất là hoạt động của các Điểm giao dịch tại xã, gắn các chương trình tín dụng chính sách với kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch giảm nghèo và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Toàn huyện có 12 Chủ tịch UBND xã, thị trấn tham gia Ban đại diện, hoạt động tích cực, hiệu quả. Điều này được thể huyện qua kết quả hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện là đơn vị 7 năm liền không có nợ quá hạn.

van-nghe2-152536-1657776567.jpg
Phước Sơn là huyện miền núi cao và ở phía tây của tỉnh Quảng Nam, nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có diện tích tự nhiên 114.479 ha, nằm nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Nam.

Hội đoàn thể cấp huyện và 37/48 Hội đoàn thể cấp xã có dư nợ ủy thác. Đây là sự nlực rất lớn của các cấp hội trong việc tuyền truyền, vận động người nghèo và các đối tượng chính sách khác mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Tổng nguồn vốn ủy thác qua các đơn vị đến 31/5/2022 đạt dư nợ 200.749 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 100% tổng dư nợ toàn huyện. Dư nợ ủy thác tăng so với khi thành lập (năm 2003) là 193.193 triệu đồng, nguồn vốn nhận ủy thác tăng trưởng qua 20 năm theo từng Hội như sau: Hội Nông dân, dư nợ quản lý 89.647 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 45% tổng dư nợ ủy thác, tăng 85.209 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0%, giảm 6,73% so với năm 2004 (năm 2004, tỷ lệ NQH 6,73%); Hội Phụ nữ, dư nợ quản lý 67.267 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 33% tổng dư nợ ủy thác, tăng 64.626 triệu đồng so năm 2004, tỷ lệ nợ quá hạn 0%, giảm 0,15% so năm 2004 (năm 2004, tỷ lệ NQH 0,15%); Hội CCB, dư nợ quản lý 16.484 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 8% tổng dư nợ ủy thác, tăng 16.007 triệu đồng so năm 2004, không có nợ quá hạn; Đoàn thanh niên, dư nợ quản lý 27.351 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14% tổng dư nợ ủy thác, tăng 27.351 triệu đồng so năm 2004, không có nợ quá hạn.

Tổng nguồn vốn cho vay đến 31/5/2022 đạt 200.845 triệu đồng, tăng so với khi mới đi vào hoạt động là 195.434 triệu đồng, gấp 36 lần. Trong đó:

- Vốn cân đối từ TW: 185.139 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 92,18% tổng nguồn vốn, tăng 179.748 triệu đồng.

- Vốn huy động đạt 56.503 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 28,13% tổng nguồn vốn. Trong đó, huy động tiết kiệm thông qua tổ TK&VV đạt 9.162 triệu đồng, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân đạt 47.341 triệu đồng.

- Vốn ủy thác ngân sách tỉnh: 11.430 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5,69% tổng nguồn vốn.

- Vốn ủy thác ngân sách huyện: 4.256 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,12% tổng nguồn vốn, tăng 4.256 triệu đồng so với khi mới đi vào hoạt động.

Kết quả gần 20 năm hoạt động cho thấy việc huy động các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn cho NHCSXH hoạt động là chủ trương đúng đắn được các cấp, các ngành tích cực thực hiện đạt kết quả cao, đặc biệt với việc triển khai mô hình huy động tiết kiệm dân cư ngay tại Điểm giao dịch xã là việc làm mới, thể hiện sự nỗ lực của NHCSXH trong việc huy động nguồn lực xã hội, vừa tạo điều kiện cho người dân thuận lợi trong việc tham gia gửi và rút tiền, đồng thời tạo nên sự chủ động về vốn để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi.

Ngoài nguồn vốn của Trung ương chuyển về, thì nguồn vốn ngân sách địa phương có vai trò rất lớn trong việc cho vay các đối tượng thụ hưởng theo quy định của địa phương, đã tạo điều kiện để mở rộng cho vay đáp ứng nhu cầu của đối tượng, nhất là người lao động chưa có việc làm.Đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã quan tâm ưu tiên cân đối tăng nguồn vốn ngân sách chuyển sang NHCSXH huyện để cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Có thể nói, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của chính phủ trong thời gian qua đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, được bảo toàn và không ngừng phát triển.

Gần 20 năm triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện, đã được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá rất cao, thể hiện sự phù hợp giữa chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu vay vốn của người dân; tín dụng chính sách xã hội góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội,tạo điều kiện cho hộ gia đình phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần cải thiện ổn định đời sống của người nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu của người dân về đời sống sinh hoạt.

Có thể khẳng định gần 20 năm triển khai cho vay các chương trình TDCS, đã góp phần tích cực vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo qua các năm, từ đó góp phần cùng với địa phương thực hiện hoàn thành các tiêu chí giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.