Đưa dược liệu Sâm Ngọc Linh Việt Nam vươn tầm thế giới

Mục tiêu cao nhất là tạo dựng hệ giá trị vùng sâm Ngọc Linh Việt Nam sánh ngang các vùng nguyên liệu của những đặc sản quý hiếm của thế giới.

Cây sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm Quốc gia, là “Quốc bảo" của Việt Nam. Do vậy, phát triển cây sâm Ngọc Linh thành cây hàng hóa chủ đạo để góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm đóng vai trò rất quan trọng. Một trong các giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là xây dựng thành công thương hiệu sâm Việt Nam cùng với việc xây dựng quy trình sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh (bao gồm cả thuốc chữa bệnh) để tạo nên sản phẩm đặc hữu của Quốc gia, góp phần phát triển ngành dược và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.

z3723338785156-d9144d00b4ff586ca8bd53101e8666fd-1663219723.jpg
Phát triển cây sâm Ngọc Linh thành cây hàng hóa chủ đạo để góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm đóng vai trò rất quan trọng.

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2005 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 02/CT- CP của Chính phủ về phát triển y học cổ truyền và nâng cao nội lực trong công tác đảm bảo thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã và đang tạo ra bước chuyển biến mới trên cả nước về trồng và bào chế từ dược liệu; Chính phủ đã có Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020;

Ban hành kèm theo quyết định này là danh mục các chương trình dự án trọng điểm vùng Tây nguyên, trong đó phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành cây đặc sản Quốc gia. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc xây dựng chiến lược để đưa cây sâm Ngọc Linh tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác trên đơn vị diện tích và xây dựng cơ sở chế biến, góp phần tiêu thụ sản phẩm thu hoạch từ rừng cho người dân tại địa phương, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Tây gắn với du lịch theo định hướng của tỉnh.

z3723341282166-d8494872f2a939367b818458aa5d780a-1663219748.jpg
Ông Bùi Như Chương xã Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) một trong những hộ trồng Sâm Ngọc Linh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh được Chính phủ thông qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã đưa ra nhiều chủ trương và ban hành nhiều cơ chế chính sách, để bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh. Nhờ vậy, bước đầu đã góp phần bảo tồn nguồn giống gốc, tạo ra nguồn giống đáng kể cung ứng cho nhân dân và doanh nghiệp trong vùng trồng sâm. Diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đã được xác định khoảng 12.494 ha (trong đó vùng ở độ cao từ 2.000 m trở lên là 2.238 ha, vùng ở độ từ 1.200 - 2.000 m là 10.256 ha); đến nay diện tích thực tế trồng được là 626,21 ha và 07 tổ chức đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh với tổng diện tích đã phê duyệt là 197,25 ha (diện tích này đã trồng tính đến cuối năm 2019 là 19,26 ha); hộ gia đình, cá nhân thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh được UBND huyện Nam Trà My phê duyệt 428,96 ha. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, UBND tỉnh cũng đã đặt hàng, khuyến khích các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện các đề tài, dự án liên quan đến sâm Ngọc Linh. Qua đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc tạo giống, nhân trồng và chế biến để mở rộng phát triển cây dược liệu có giá trị này trong thời gian tới.

z3723338850400-4eca0c1a46001eceef24bba247699232-1663219775.jpg
Đến nay diện tích thực tế trồng được là 626,21 ha và 07 tổ chức đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh với tổng diện tích đã phê duyệt là 197,25 ha (diện tích này đã trồng tính đến cuối năm 2019 là 19,26 ha); hộ gia đình, cá nhân thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh được UBND huyện Nam Trà My phê duyệt 428,96 ha.

Ngoài ra, trên cơ sở Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh đến năm 2030 được Chính phủ thông qua; UBND tỉnh Quảng Nam đã xây dựng một số cơ chế chính sách để khuyến khích bảo tồn cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương xây dựng đề ra các dự án, chương trình, kế hoạch để bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh như: Đề án phát triển vùng sâm gốc Ngọc Linh tổng nguồn vốn đầu tư là 201 tỷ đồng; Đề án phát triển du lịch, Đề án dược liệu và du lịch; Đề án xây dựng hạ tầng vùng sâm…

Bên cạnh những kết quả đạt, việc phát triển cây sâm Ngọc Linh và sản phẩm từ sâm Ngọc Linh chưa nằm trong một kế hoạch tổng thể, chưa tạo ra sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các nguồn lực. Do vậy, việc xây dựng “Chiến lược phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” trong thời gian đến là cần thiết.

z3723343279516-c8ba178993b2d018c70d79e336d38894-1663219801.jpg
Xây dựng chiến lược phát triển Sâm Ngọc Linh phải phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và là động lực cho phát triển vùng phía Tây của tỉnh Quảng Nam.

Xây dựng chiến lược phát triển Sâm Ngọc Linh phải phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và là động lực cho phát triển vùng phía Tây của tỉnh Quảng Nam, là nội dung cần ưu tiên tập trung đầu tư trong hoạt động của các cấp, các ngành. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng gắn với sản xuất và đời sống; tăng cường hợp tác, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân; thu hút và phát huy tối đa các nguồn lực. Phát triển sản phẩm sâm Ngọc Linh để đáp ứng đa mục tiêu: kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa... Bên cạnh việc đáp ứng thị trường trong nước, phải đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng tăng giá trị và phát triển bền vững, góp phần nâng cao sức khỏe cho cộng đồng và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Phát triển cây sâm Ngọc Linh thành ngành công nghiệp sản xuất sâm đạt thương hiệu sản phẩm Quốc gia sâm Ngọc Linh; đưa Quảng Nam trở thành Trung tâm cung ứng sâm Ngọc Linh của quốc gia; sản xuất, cung ứng đủ số lượng giống, sâm nguyên liệu, sản phẩm chế biến từ sâm; đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc, có thương hiệu, theo chuỗi giá trị, đáp ứng được nhu cầu về sâm Ngọc Linh của ngành dược trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài; từng bước nâng cao đời sống, đưa văn hóa Sâm đi vào cuộc sống của người dân.

z3723338828741-45c2f760215c7a74521978365867a413-1663219838.jpg
Phát triển cây sâm Ngọc Linh thành ngành công nghiệp sản xuất sâm đạt thương hiệu sản phẩm Quốc gia sâm Ngọc Linh; đưa Quảng Nam trở thành Trung tâm cung ứng sâm Ngọc Linh của quốc gia.

Đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn 02 Trại giống gốc sâm Ngọc Linh (Trại dược liệu Trà Linh - thuộc Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam và Trại Sâm Tắk Ngo - thuộc Trung tâm sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My), để cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng, số lượng, nguồn gốc xuất xứ là sâm Ngọc Linh và cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Đầu tư xây dựng (hoặc hổ trợ đầu tư) 05 cơ sở nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô sâm Ngọc Linh; cung cấp nguồn giống chất lượng, phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng để phát triển chuỗi sản phẩm sâm Ngọc Linh với số lượng khoảng 100.000 cây giống/năm.

z3723338816010-082118627a83d3d29e06d1ce4570f4cf-1663219866.jpg
Số lượng giống, sâm nguyên liệu, sản phẩm chế biến từ sâm; đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc, có thương hiệu, theo chuỗi giá trị, đáp ứng được nhu cầu về sâm Ngọc Linh của ngành dược trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài; từng bước nâng cao đời sống, đưa văn hóa Sâm đi vào cuộc sống của người dân.

Hỗ trợ đầu tư, hình thành từ 40 - 50 vườn giống sâm Ngọc Linh đạt tiêu chuẩn của hộ gia đình và doanh nghiệp; để góp phầncung cấp nguồn giống chất lượngphục vụ cho nhu cầu của bản thân người dân và doanh nghiệp, đồng thời cung ứng cho thì trường. Phát triển vùng sản xuất và cung ứng nguyên liệu sản phẩm sâm Ngọc Linhcho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu.

Mở rộng vùng trồng sâm nguyên liệu sâm Ngọc Linh tại 10 xã trên địa bàn của huyện Nam Trà My(7 xã trong vùng quy hoạch, 3 xã mở rộng quy hoạch); diện tích mở rộng trồng tùy thuộc vào điều kiện gây trồng và nhu cầu cung cấp nguyên liệu phục vụ cho việc chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.

Đến năm 2025, xây dựng và đi vào vận hành 01 hệ thốngkiểm soát chất lượng sâm Ngọc Linhtừ khâu sản xuất giống, sản xuất nguyên liệu, đến tiêu thụ, xuất khẩu, bao gồm các hoạt động sau:

z3723342388367-8048aaac5446e353b20e8a7d79eef7f6-1663219911.jpg
Hằng năm sản xuất ra được 3 - 5 triệu cây/năm giống sâm Ngọc Linh (trong đó trên 50% là cây giống sản xuất từ phương pháp nuôi cấy mô) để cung cấp cho nhu cầu thị trường.Trở thành Trung tâm kiểm định chất lượng giống, sâm củ và các sản phẩm từ sâm của Quốc gia.

Xây dựng từ 01 -02 Trung tâm Kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, qua đó kiểm soát được chất lượng sâm. Hoàn thiện 01 bộ quy trình hướng dẫn trồng, chăm sóc cây sâm; hướng dẫn cấp chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ tỉnh Quảng Nam; cấp mã số cơ sở trồng, cấp giấy phép, chứng chỉ CITES, truy xuất nguồn gốc theo quy định.Thu hút được từ 01-02 cơ sở nghiên cứu sâm Ngọc Linh đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển và kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ vùng sâm Ngọc Linh.

Nâng cấp tuyến đường 40B đoạn Bắc Trà My - Nam Trà My; đường vùng sâm Trà Cang - Trà Tập; Trà Dơn - Trà Leng: khoảng 65km; từng bước hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giao thông nông thông gắn với quy hoạch phát triển các cụm dân cư và phục vụ phát triển du lịch…; hình thành khu (cụm) công nghiệp sâm Ngọc Linh với quy mô:200 ha.

Tỉnh Quảng Nam trở thành Trung tâm giống sâm Ngọc Linh Quốc gia; Hằng năm sản xuất ra được 3 - 5 triệu cây/năm giống sâm Ngọc Linh (trong đó trên 50% là cây giống sản xuất từ phương pháp nuôi cấy mô) để cung cấp cho nhu cầu thị trường.Trở thành Trung tâm kiểm định chất lượng giống, sâm củ và các sản phẩm từ sâm của Quốc gia.