Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng người có năng lực thì sẽ tự tin khi trình bày ý kiến của bản thân trước mặt người khác. Khi gặp những người như vậy, chúng ta nên lui vào một góc tường để lắng nghe và tiếp thu những ý kiến cá nhân của họ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp những người hết sức giỏi giang, uyên bác nhưng lại rất kiệm lời. Những người khôn ngoan thực sự lại là người không thích nhiều chuyện và không thích bày tỏ ý kiến của mình khi gặp sự việc.
Những người khôn ngoan thực sự lại là người không thích nhiều chuyện và không thích bày tỏ ý kiến của mình khi gặp sự việc. (Ảnh minh họa)
Đúng như Lỗ Tấn đã nói: "Nói rõ ràng ra chưa phải là khinh bỉ. Nhưng im lặng mới là khinh bỉ cao nhất. Khinh bỉ cao nhất là im lặng, thậm chí không thèm quay mặt lại nhìn."
Nhiều người sợ cảm giác một mình. Vì vậy, họ luôn cố gắng hết sức để hòa nhập với người khác và bày tỏ ý kiến của bản thân. Tuy nhiên, việc tham gia vào chuyện của người khác đôi khi lại không phải là ý kiến hay.
Một người càng nói nhiều lời thì khả năng mắc sai lầm càng lớn. Người nói quá nhiều sẽ có ít thời gian để suy nghĩ và dễ mắc sai lầm. Thậm chí, một số người nói quá nhiều và nói khi chưa kịp suy nghĩ gì cả. Điều này có thể sẽ gây ra tai họa.
Một người càng nói nhiều lời thì khả năng mắc sai lầm càng lớn. (Ảnh minh họa)
Link nội dung: https://www.ktxh.com.vn/tai-sao-nhung-nguoi-khon-ngoan-thuong-kiem-loi-a21007.html