Lưu thông ôtô hết hạn đăng kiểm, chủ xe hay tài xế bị phạt?

Trong trường hợp ôtô hết hạn đăng kiểm vẫn lưu thông thì cả chủ xe và tài xế đều bị xử phạt. Mức phạt quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng từ 4 đến 6 triệu đồng áp dụng với cá nhân.
Theo quy định, ôtô cần được đăng kiểm dựa theo các chu kỳ tính trên năm sản xuất để đảm bảo an toàn, tránh gây rủi ro. Không chỉ người điều khiển ôtô mà chủ xe không có đăng kiểm hoặc đăng kiểm ôtô hết hạn đều sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt theo quy định của pháp luật.
Cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có hai mức phạt cho tài xế và chủ xe giao ôtô cho người khác điều khiển, tùy thuộc vào thời gian quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng hay từ 1 tháng trở lên.
Luu thong oto het han dang kiem, chu xe hay tai xe bi phat?
Theo quy định, ôtô cần được đăng kiểm dựa theo các chu kỳ tính trên năm sản xuất để đảm bảo an toàn, tránh gây rủi ro.
Trong đó, người điều khiển xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu. Trường hợp quá trên 1 tháng sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng. Cả hai trường hợp trên, tài xế đều đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Đối với chủ xe giao ôtô cho người khác điều khiển, mức phạt quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng từ 4 đến 6 triệu đồng áp dụng với cá nhân, từ 8- 12 triệu đồng đối với tổ chức. Trường hợp xe không có đăng kiểm hoặc đăng kiểm quá hạn trên 1 tháng thì mức phạt đối với chủ xe là cá nhân từ 6-8 triệu đồng, mức phạt đối với chủ xe là tổ chức từ 12-16 triệu đồng.
Luu thong oto het han dang kiem, chu xe hay tai xe bi phat?-Hinh-2
Đối với chủ xe giao ôtô cho người khác điều khiển, mức phạt quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng từ 4 đến 6 triệu đồng.
Trường hợp người điều khiển ôtô đồng thời cũng là chủ xe thì mức phạt áp dụng theo khung dành cho chủ xe. Như vậy, dù quá hạn đăng kiểm chỉ một ngày thì tài xế và chủ xe có thể phải chịu phạt lên đến cả chục triệu đồng. Do đó, chủ phương tiện và người sử dụng cần chú ý để tuân thủ luật.