Giá cà phê hôm nay 18/8: Arabica rớt giá thảm, 'bóng ma Delta' ám thị trường tiêu thụ

Giá cà phê trên cả hai sàn New York và London bật tăng khi áp lực quyền chọn tháng 9 tại New York giảm bớt cùng với báo cáo thời tiết khô hạn ở miền Nam Brazil.
Giá cà phê hôm nay 18/8
Giá cà phê trong nước tăng 400 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 17/8.

Cập nhật giá cà phê hôm nay 18/8

Sau 2 tuần liên tiếp giảm giá, tuần qua cà phê tăng lại nhưng chỉ mới lấy lại một phần của những gì đã mất trong thời gian trước đó. Khả năng tiếp sức cho hướng tăng của giá cà phê sắp tới gồm chỉ số USD có lợi cho giá hàng hóa, luồng vốn trên các sàn chứng khoán đã lập đỉnh kỷ lục liên tục, cần nghỉ ngơi và san sẻ cho các sàn hàng hóa phái sinh. Vị thế kinh doanh của các quỹ đầu tư tài chính trên 2 sàn tuần trước giảm mạnh. Đặc biệt, lượng tồn kho đạt chuẩn tại sàn giao dịch London tiếp tục giảm chỉ còn chưa đến 142.000 tấn.

Sau biến động, giá thu mua tại TP. Hồ Chí Minh đạt mức 39.300 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, hôm nay lại là một phiên giảm đối với cả hai thị trường. Ghi nhận của TG&VN trước khi phiên giao dịch đóng cửa, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 9 giảm 9 USD (0,49%), giao dịch tại 1.839 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm 8 USD (0,43%), lên 1.845USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Cùng thời điểm, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm 4,25 Cent (2,32%), giao dịch tại 178,95 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng giảm 4,25 Cent (2,38%), xuống còn 182 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tăng 400 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 17/8.

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc ROBUST

37.000 (VNĐ/Kg)

— Di Linh ROBUSTA

36.900

— Lâm Hà ROBUSTA

37.000

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar ROBUSTA

38.100

— Ea H'leo ROBUSTA

37.900

— Buôn Hồ ROBUSTA

37.900

GIA LAI

— Pleiku ROBUSTA

37.800

— Ia Grai ROBUSTA

37.800

— Chư Prông ROBUSTA

37.700

ĐẮK NÔNG

— Đắk R'lấp ROBUSTA

37.700

— Gia Nghĩa ROBUSTA

37.800

KON TUM

— Đắk Hà ROBUSTA

37.700

HỒ CHÍ MINH

— R1

39.300

Theo các nhà quan sát, lo ngại mức tiêu thụ cà phê toàn cầu sụt giảm vì dịch bệnh covid-19 biến chủng Delta lây lan khiến nhiều quốc gia phải tái lập các biện pháp giãn cách xã hội mạnh tay hơn nữa. Trong khi những thách thức của vận tải biển đã làm lượng tồn kho tại nhiều thị trường tiêu thụ chính sụt giảm đang góp phần hỗ trợ giá cà phê trong ngắn hạn.

Đồng Real tiếp tục giảm do nguy cơ không đạt được mục tiêu tài khóa vì bất ổn nội bộ và nền kinh tế của đối tác hàng đầu tăng trưởng thấp hơn dự kiến.

Trong khi đó, chứng khoán Mỹ đã có sự hồi phục sau những thua lỗ trước đó để kết thúc phiên đầu tuần ở mức cao, USD Index tăng mạnh trong rổ tiền tệ đã kéo giá cả nhiều loại hàng hóa tăng, trong khi giá dầu thô suy yếu trước tin lực lượng Taliban tuyên bố chiến thắng tại Thủ đô Kabul của Afghanistan…

Theo hãng tin thời tiết Somar, tuần qua vành đai cà phê không có cơn mưa nào trong khi độ ẩm đã thấp 10% dưới ngưỡng tối thiểu. Tuy nhiên, vào giữa phiên đã có thông tin xuất hiện mưa rào rải rác với lượng mưa không quá 0,5mm đã giúp thị trường giảm bớt căng thẳng phần nào. Lưu ý, ở Brazil sẽ xuất hiện những cơn mưa mùa Xuân, bắt đầu từ tháng 9, rất cần thiết cho cây cà phê ra hoa vụ mới và lượng mưa chỉ dồi dào khi vào mùa mưa mùa Hè.

Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA), quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất châu Phi đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng Bảy đạt tổng cộng 700.035 bao, tăng tới 28,77% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu cà phê robusta tăng 41,27%, lên đạt 660.458 bao nhưng xuất khẩu cà phê Arabica giảm 47,99%, xuống còn 39.577 bao. Theo UCDA, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 10 tháng đầu niên vụ hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng 5.209.085 bao, tăng 874.379 bao, tức tăng 20,17% so với cùng kỳ niên vụ trước đó.

Thông tin thêm về thị trường tiềm năng đối với các nước xuất khẩu cà phê - New Zealand. Xu hướng tiêu dùng New Zealand đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ uống trà sang uống cà phê, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Nhu cầu tiêu thụ cà phê của nước này đã tăng mạnh trong bối cảnh dịch Covid19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là đối với cà phê hữu cơ.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, tốc độ nhập khẩu cà phê của New Zealand trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 3,1%/năm (tính theo lượng) và tăng 4,5%/năm (tính theo trị giá), từ 13,86 nghìn tấn, trị giá 63,3 triệu USD năm 2016 tăng lên 15,56 nghìn tấn, trị giá 75 triệu USD năm 2020.

Tuy nhiên, nhập khẩu cà phê của New Zealand từ Việt Nam giảm bình quân 1,4%/năm về lượng và giảm 2,1%/năm (tính theo trị giá), từ 1,73 nghìn tấn, trị giá 3,31 triệu USD năm 2016 xuống 1,48 nghìn tấn, trị giá 2,6 triệu USD.